Bệnh trĩ là bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng do các tĩnh mạch trĩ căng phồng quá mức gây ra.
Vậy thuốc điều trị bệnh trĩ nào hiệu quả và điều trị như thế nào.
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ như các loại thực phẩm chức năng, thuốc tây y, các bài thuốc nam.
Dùng thuốc hay còn gọi là phương pháp nội khoa có thể điều trị trĩ nội từ độ 3 trở xuống, trĩ ngoại. Tây y có các thuốc viên, thuốc đặt, thuốc bôi, còn Đông y có thuốc thang, thuốc cổ phương bào chế theo phương pháp hiện đại... Đối với Tây y, điều đầu tiên phải kể đến là có khá nhiều loại thuốc trong đơn và nhiều dạng sử dụng, ví dụ như Daflon, Proctolog, Ginko Biloba, Brotilase, Zydcox, Plotex...
Tác dụng của các loại thuốc này là thuốc trợ mạch, thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc giảm đau, chống phù nề dạng toàn thân hay tại chỗ, thuốc nhuận tràng, thuốc chống co thắt... Các thuốc có hiệu quả chấm dứt sự khó chịu, nhức nhối của bệnh nhân, song chưa chữa được nguyên nhân của bệnh trĩ. Bên cạnh đó, thuốc có tác dụng phụ, gộp càng nhiều thuốc, nguy cơ tác dụng phụ càng nhân lên.
Do vậy, đối với bệnh trĩ, những bài thuốc y học cổ truyền (là vị thuốc sống hoặc chín, được phối ngũ và bào chế từ một hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật, có tác dụng chữa bệnh hoặc phòng bệnh hoặc có lợi cho sức khỏe con người). Còn những bài thuốc cổ phương (phương thuốc được sử dụng đúng như sách vở cổ về số, lượng của vị, cách dùng, liều dùng và chỉ định) có hiệu quả hơn.
Đông y giải thích bệnh phải dựa trên tìm tòi được căn nguyên, cái gốc của bệnh. Hiện nay, với sự phát triển của ngành sản xuất dược phẩm, những bài thuốc cổ phương, thuốc đông dược đã được bào chế, đóng gói khá tiện lợi. Thậm chí, không chỉ các lương y mà các bác sĩ Tây y cũng lựa chọn để khuyên bệnh nhân sử dụng.
Phương pháp dùng thủ thuật và điều trị bằng thuốc áp dụng cho bệnh trĩ nội độ 1, độ 2
Phẫu thuật dành cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 có búi trĩ to, trĩ độ 4, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều. Các phương pháp có thể kể đến như cắt trĩ từng búi, cắt trĩ vòng, cắt trĩ sa bằng Stapler (Longo, PPH...). Mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng, song có một điểm chung là tỷ lệ tái phát cao, bởi vậy bệnh nhân cần chú ý tới việc vệ sinh, chế độ ăn uống và tái khám định kỳ.