Bệnh trĩ là bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng do các tĩnh mạch trĩ căng phồng quá mức mà hình thành lên . Bệnh trĩ nội là bệnh mà có số người bị mắc nhiều nhất . Bệnh trĩ nội không nhìn được bằng mắt thường mà phải qua thăm khám mới nhìn thấy các búi trĩ bị sưng phồng .
Bệnh trĩ nội được chia làm 4 độ :
- Trĩ nội độ 1 : người bệnh khi đi đại tiện ra máu , ban đầu máu ra rất kín đáo và ít như lẫn trong phân khi đi đại tiện, dính lại ở giấy vệ sinh. Sau đó , máu sẽ bị chảy nhiều hơn, chảy thành từng đợt , chảy thành tia ,thành giọt gây máu máu ở người bệnh .
- Trĩ nội độ 2 : Các búi trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện sau đó tự co lên ống hậu môn.
- Trĩ nội độ 3 : Các búi trĩ bị lòi ra khỏi ống hậu môn ,phải dùng tay để đẩy búi trĩ lên ống hậu môn.
- Trĩ nội độ 4 : Các búi trĩ tự lòi ra khỏi ống hậu môn, dùng tay cũng ko đẩy lên được .Khi làm việc nặng hoặc khi phải đứng nhiều các búi trĩ tự sa ra ngoài hậu môn .
Điều trị trĩ nội độ 1, độ 2 áp dụng bằng phương pháp vệ sinh tại chỗ hoặc phương pháp nội khoa .
Các bác sĩ khuyến cáo để chữa trị bệnh trĩ độ 1, độ 2 cần dùng các loại thuốc có chiết xuất từ thảo dược để trị và phòng bệnh trĩ . Các loại thuốc bôi, thuốc viên đạn đặt hậu môn, thuốc viên uống có chứa hoạt chất Rutin.
Thông thường thuốc chữa trị bệnh trĩ nội tập trung mạnh vào kháng viêm, giảm đau, tiêu sưng, cầm máu khi đi ngoài ra máu .Chống co thắt đại tràng,giúp búi trĩ co lại và tự tiêu, thanh nhiệt. Trị táo bón
Điều trị trĩ nội bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống
Kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt có khoa học như tập thể dục thường xuyên mỗi ngày từ 30-45 phút ,không tập các bài tập nặng như tập tạ, chạy nhanh...mỗi ngày đi đại tiện một lần, sau khi đi đại tiện cần vệ sinh sạch sẽ ,mỗi ngày vệ sinh hậu môn sạch sẽ từ 2-3 lần với nước ấm .Bổ sung các loại rau củ quả trong khẩu phần ăn, uống các loại sinh tố rau củ quả , hoa quả .
Lưu ý : Người bệnh không tự ý đi mua thuốc về điều trị hoặc áp dụng các mẹo vặt để tránh tình trạng bệnh biến chứng nặng hơn. Khi có biểu hiện của bệnh trĩ độ 1, độ 2 người bệnh cần đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ .