Thiên chức làm mẹ là một điều rất thiêng liêng đối với người phụ nữ, nhưng để được làm mẹ thì những người phụ nữ mang thai phải chịu rất nhiều đau đớn và mệt mỏi khi mang bầu , những bệnh rất dễ gặp khi mang thai là bệnh trĩ và bệnh lý hậu môn trực tràng.
Trong thời kỳ mang thai , khi thai càng phát triển thì tử cung người mẹ ngày càng to ra tạo sức ép lên trực tràng khiến máu lưu thông ngược lại bị cản trở khiến các tĩnh mạch trĩ bị căng phồng gây ra bệnh trĩ .Bà mẹ mang thai dễ bị mắc bệnh trĩ do bà bầu dễ bị táo bón do chế độ ăn uống một ngày rất nhiều lần và ít vận động dẫn đến rối loạn tiêu hóa, phân bị tích tụ gây cứng và đau đớn khó khăn khi đi vệ sinh .
Khi đến những tháng cuối thì sự chèn ép càng ngày càng nặng , khi sinh các bà mẹ phải rặn mạnh khiến các búi trĩ bị lòi ra ngoài.Có một số trường hợp khi sinh con bị rạch tầng sinh môn, khi khâu sản phụ có thể bị khâu chít một số mạch máu hậu môn gây ra bệnh trĩ .
Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai .
- Phụ nữ mang thai không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ do khi dùng thuốc sẽ bị ảnh hưởng đến thai nhi, chỉ điều trị bằng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ .Chỉ dùng thuốc sau khi đã sinh để ngăn chặn sự phát triển của bệnh .
- Để trị bệnh trĩ cần biết mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ qua thăm khám để bác sĩ áp dụng liệu pháp trị liệu cho người bệnh. Bệnh trĩ nhẹ độ 1, 2 càng điều trị sớm thì càng dễ bằng cách dùng thuốc uống ,thuốc bôi..., khi bệnh ở giai đoạn cuối để điều trị triệt để cần dùng tiểu phẫu cắt trĩ mới trị dứt điểm được bệnh
Ngăn ngừa bệnh trĩ
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn từ 2-3 lần /ngày bằng nước ấm .Tránh ngồi xổm
- Tập các bài thể dục nhẹ như đi bộ.
- Tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau củ quả, uống sinh tố rau củ quả
- Hạn chế ăn muối, đường, không sử dụng các chất kích thích .
- Bà mẹ mang thai nên nằm nghiêng về bên trái để tránh bị chèn ép lên tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn trực tràng .
- Khi bị mất máu do đi đại tiện ra máu cần bổ sung chất sắt bằng cách ăn các thực phẩm như rau cần ...