Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi, tuổi càng cao có nguy cơ mắc trĩ càng nhiều . Vậy những nhóm đối tượng nào dễ mắc bệnh trĩ . Bệnh trĩ chữa khi bệnh còn nhẹ sẽ dễ dàng điều trị bệnh trĩ hơn và điều trị tận
gốc .Nhưng thông thường, khi người bệnh bị ảnh hưởng nhiều đến đời sống
sinh hoạt , đau đớn thì mới đi khám ,lúc đó bệnh đã khá trầm trọng. Do
bệnh ở vùng kín nên người bệnh ngại đi khám hoặc do chủ quan từ người
bệnh .
1 .Phụ nữ mang thai : phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh dễ mắc táo bón do các yếu tố như khi mang thai áp lực của thai nhi lên ổ bụng ngày càng tăng, càng về những tháng cuối sắp sinh thì tử cung chèn ép lên tĩnh mạch cao ảnh hưởng nhiều sự hồi lưu máu làm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, căng giãn quá mức.Tình trạng bí đại tiện xảy ra ,mỗi lần đi đại tiện phần cuối trực tràng và hậu môn bị nứt.
Táo bón trong khi đang mang thai là rất dễ gặp do phải bổ sung canxi,sắt ít vận động, ăn uống không điều độ khiến bệnh trĩ phát triển .
2 .Phụ nữ cho con bú do hậu quả của quá trình mang thai để lại, ăn uống kiêng khem trong thời gian cho con bú .
Táo bón trong khi đang mang thai là rất dễ gặp do phải bổ sung canxi,sắt ít vận động, ăn uống không điều độ khiến bệnh trĩ phát triển .
2 .Phụ nữ cho con bú do hậu quả của quá trình mang thai để lại, ăn uống kiêng khem trong thời gian cho con bú .
3. Những người mắc bệnh táo bón kinh niên, bị lỵ : mỗi khi đi đại tiện người bệnh phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ống hậu môn làm các búi trĩ lớn dần và dễ lòi ra ngoài. Phân cứng cọ sát với thành ống hậu môn gây đau ,chảy máu,lỗ hậu môn phải mở nhiều .
Những người mắc bệnh về viêm đại tràng, u bướu hậu môn trực tràng ,gan, phổi gây áp lực lên ổ bụng , vùng hậu môn là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
4. Những người phải đứng nhiều, ngồi lâu như thư ký, nhân viên văn phòng , công nhân may mặc , lái xe,bán hàng...khiến máu lưu thông kém, tăng áp lực lên các tĩnh mạch vùng hậu môn .